Văn hóa công sở đôi khi khiến con người ta cảm thấy ngột ngạt, nhất là giữa người cũ và người mới, cấp trên và cấp dưới. Vậy nên sự công bằng trong môi trường công sở là rất đáng quan tâm. Vậy bạn đã hiểu nghĩa của từ công bằng là gì chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Công bằng nghĩa là gì và những khái niệm liên quan Bạn có thật sự hiểu công bằng và ý nghĩa của công bằng?
Công bằng là sự tương xứng giữa quyền và nghĩa vụ của các cá nhân với địa vị xã hội của họ, nó dùng để chỉ một cái gì đó hợp lý, không bất công. Thường những điều gì công bằng sẽ là đúng đắn. Để xã hội trở nên tốt đẹp hơn thì sự công bằng là điều vô cùng cần thiết. Không ai muốn mình bị bỏ rơi hay những việc mình cố gắng làm không được mọi người và xã hội công nhận. Chẳng ai sẽ mãi bằng lòng khi thấy mình đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng thành quả thu về thì ít ỏi không bằng những người chỉ ngồi chơi. Như vậy là bất công!
Những khái niệm liên quan đến công bằng
Sống công bằng là gì?
Nó sẽ khiến con người ta cảm thấy được tôn trọng, thúc đẩy mỗi chúng ta nỗ lực nhiều hơn để có được những trái chín trong công việc hay trong cuộc sống.
Sống công bằng là sự thật tâm đánh giá chính bản thân mình và người khác một cách công minh. Một môi trường sống, làm việc công bằng sẽ khiến bản thân cảm thấy được tôn trọng, ghi nhận chúng ta sẽ có thêm động lực phấn đấu xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Sự công bằng có thể thể hiện ở nơi bạn làm việc, khối lượng công việc của bạn phải làm phù hợp với mức lương mà bạn được hưởng. Hay đôi khi chỉ là một lời tán thưởng động viên của sếp và đồng việc thôi cũng sẽ giúp bạn phấn chấn cả ngày. Một cuộc sống công bằng và bình đẳng sẽ giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn, các tệ nạn xã hội sẽ chẳng có cơ hội xảy ra.
Công bằng xã hội là gì?
Công bằng xã hội cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm đến. Vậy công bằng xã hội là gì? Nó là tình trạng mà mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên xã hội có và được thực hiện phù hợp với các giá trị xã hội. Để khuyến khích tối đa khả năng đóng góp và hạn chế tối thiểu khả năng gây hại của mỗi cá nhân cho xã hội trong dài hạn.
Trong một xã hội loài người to lớn, đôi khi nghị luận về công bằng khiến chúng ta cảm thấy mơ hồ khó mà mường tượng ra được. Năm châu bốn bể với hơn 7 tỷ người thật khó để hình dung ra công bằng ở đâu?
Sự công bằng không chia đều cho tất cả mọi người. Chẳng thế mà có những em bé sinh ra đã được xem là ngậm thìa vàng bởi có một gia thế khủng. Ấy vậy mà cũng có những em sinh ra bị bỏ rơi còn không biết cha mẹ mình là ai.
Cách nuôi dưỡng sự công bằng trong môi trường làm việc
Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn thích những cuộc tranh luận nhóm, ở đó bạn có thể nêu nên những quan điểm cá nhân và khăng khăng bảo vệ nó. Bạn luôn nghĩ rằng ngoài xã hội cũng vậy, chỉ cần nghe theo con tim mình mách bảo là được. Thế nhưng, cuộc sống không hề màu hồng như bạn tưởng tượng được ăn uống chi tiêu bằng tiền bố mẹ, được mua sắm, được làm điều mình thích. Khi ở nhà luôn được chiều chuộng gần như mọi việc đều theo ý bạn, thì khi bước chân vào môi trường công sở, bạn như bị tạt một gáo nước lạnh.
Ở đó bạn thấy được sự bất công, dù thích hay không thì có những việc bạn bắt bắt buộc phải làm theo chỉ thị của cấp trên. Bản thân bạn phải tự thay đổi để thích nghi với chính sự không công bằng ấy. Làm sao để có sự công bằng trong môi trường công sở? Câu hỏi đặt ra không chỉ dành riêng cho những nhân viên mà nó còn là sự trăn trở của người lãnh đạo.
Dùng hành động để chứng minh tính công bằng
Là một người lãnh đạo công ty, để có được sự tôn trọng của cấp dưới thì lời nói phải đi đôi với làm là điều cần thiết. Mỗi lời bạn nói ra bản thân bạn phải là người thực hiện trước. Nhất là trong các đợt tổng kết tháng, quý, năm hãy ghi nhận kết quả đạt được, đánh giá các chỉ tiêu thành quả và khen thưởng cho các thành viên trong công ty dưới các hình thức khác nhau.
Minh bạch và thống nhất trong việc thưởng – phạt
Tùy vào các vị trí khác nhau mà người quản lý cần phải phân chia công việc cho nhân viên một cách rõ ràng. Nên thông báo trước các hình thức thưởng, phạt để họ có động lực làm việc. Đặc biệt người nhân viên cần biết được họ đang cố gắng vì điều gì và sẽ ra sao nếu không hoàn thành công việc.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp
Hãy lắng nghe những ý kiến đóng góp của cấp dưới, nhà lãnh đạo sẽ có cái nhìn đa dạng hơn và đưa ra quyết định công bằng hơn. Tiếp thu ý kiến của nhân viên cũng là thể hiện sự tôn trọng họ. Không nên sử dụng cách quản lý độc tài nó sẽ làm mất đi sự công bằng trong môi trường công sở.
Trên đây là những chia sẻ về công bằng và làm sao để có sự công bằng trong môi trường công sở. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích.