08/04/2024

Lò vi sóng bị nhiễm điện. Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Lò vi sóng là thiết bị hữu ích giúp việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn chẳng may gặp phải tình trạng lò vi sóng bị nhiễm điện thì hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết này nhé!

1. Dùng lò khi tay ướt hoặc đi chân không

Nếu tay bạn dính nước hoặc chân không mang giày dép thì bạn sẽ cảm thấy tê tê khi chạm vào lò. Tuy nhiên đây là hiện tượng vật lý bình thường, nhưng vẫn có thể khiến bạn giật mình gây té ngã.

Nguyên nhân: Lò vi sóng có lớp vỏ bằng thép hoặc inox, đôi khi thiết bị hoạt động sẽ có một lượng điện nhỏ nhiễm ra bên ngoài vỏ.

Không nên dùng lò vi sóng Sharp R-205VN(S) 20 lít khi tay còn ướt nhằm hạn chế bị điện giật

Không nên dùng lò vi sóng Sharp R-205VN(S) 20 lít khi tay còn ướt nhằm hạn chế bị điện giật

Cách khắc phục: Bạn cần chú ý nên để tay khô và đi giày dép bằng nhựa hoặc cao su để tăng tính an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, hạn chế chạm vào phần vỏ của lò khi lò đang hoạt động hay đang cắm điện, đặc biệt là các con vít gắn vỏ lò.

2. Lò vi sóng sử dụng lâu, vỏ bị cong, vênh, hở

Qua thời gian dài sử dụng, bạn phát hiện lò vi sóng có vỏ bị cong, vênh, hở. Khi máy hoạt động, bạn chạm tay vào và cảm nhận tình trạng giật tê nhẹ. Đây chính là dấu hiệu lò vi sóng đã bị nhiễm điện.

Nguyên nhân: Người dùng tự ý mở vỏ lò, tháo rời lớp bọc ngăn chặn các bức xạ vi sóng phát ra ngoài khi vệ sinh lau chùi hoặc tự sửa lò vi sóng khi không có kinh nghiệm, vô tình làm cho điện năng có thể truyền ra ngoài, khiến lò bị nhiễm điện.

Tự ý tháo rời lò vi sóng Electrolux EMM20K18GW 20 lít tại nhà là một trong những nguyên nhân làm cho vỏ lò vị hở, cong hoặc vênh gây rò điện

Tự ý tháo rời lò vi sóng Electrolux EMM20K18GW 20 lít tại nhà là một trong những nguyên nhân làm cho vỏ lò vị hở, cong hoặc vênh gây rò điện

Cách khắc phục: Sản phẩm sử dụng lâu, chỉ có vỏ hỏng, thiết bị bên trong vẫn hoạt động tốt, bạn có thể đem đến tiệm sửa chữa để thay vỏ lò mới và tiếp tục sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, nếu lò vi sóng hỏng cả bên trong và bên ngoài thì bạn nên thay mới để sử dụng tốt hơn.

3. Không trang bị dây tiếp đất

Dây tiếp địa có tác dụng giúp triệt tiêu điện bị rò ở lớp vỏ lò vi sóng, hạn chế tình trạng bị giật điện. Tuy nhiên, hầu hết những lò vi sóng ngoại nhập, hàng xách tay người dùng mua về sử dụng ngay mà không nối dây tiếp đất.

Nguyên nhân: Không có dây tiếp địa dẫn đến hiện tượng lò vi sóng bị rò điện, nhiễm điện.

Dây tiếp đất giúp khắc phục tình trạng rò điện ở lò vi sóng

Dây tiếp đất giúp khắc phục tình trạng rò điện ở lò vi sóng

Cách khắc phục: Bạn cần trang bị cho lò vi sóng một dây tiếp đất và lắp đặt ngay khi mới mua sản phẩm về. Bạn có thể tự làm dây tiếp đất tại nhà hoặc liên hệ đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn để xử lý dễ dàng hơn.

4. Đặt lò ở những nơi có độ ẩm cao

Khi lắp đặt lò vi sóng, nhất là dòng âm tủ ở những nơi có độ ẩm cao như cạnh bồn rửa chén, nhà tắm sẽ dễ khiến lò bị nhiễm điện, phát nổ và gây nguy hiểm cho chính mình và gia đình.

Nguyên nhân: Hơi nước trong không khí sẽ làm hư hỏng các linh kiện bên trong lò vi sóng gây hiện tượng rò điện, chập mạch và thậm chí là cháy nổ.

Không nên đặt lò vi sóng có nướng Electrolux EMG23DI9EBP 23 lít ở những nơi có độ ẩm cao nhằm giúp bảo quản thiết bị tốt hơn

Không nên đặt lò vi sóng có nướng Electrolux EMG23DI9EBP 23 lít ở những nơi có độ ẩm cao nhằm giúp bảo quản thiết bị tốt hơn

Cách khắc phục: Đặt lò vi sóng ở trên cao, có thể gắn lên tường, cách xa mặt đất với điều kiện môi trường thoáng mát, khô ráo.

5. Mạch điện của lò bị ẩm ướt, lớp cách điện bị giảm tác dụng

Lớp vỏ của lò vi sóng thường được làm bằng kim loại có tính dẫn điện cao nên rất dễ bị nhiễm điện nếu mạch điện hoặc lớp cách điện gặp trục trặc như dính nước, hở mạch,...

Nguyên nhân: Mạch điện của lò bị ẩm ướt hay lớp cách điện bị giảm tác dụng sẽ gây ra hiện tượng hở điện, làm cho vỏ lò vi sóng bị nhiễm điện.

Mạch điện của lò bị ướt là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rò điện ở lò vi sóng

Mạch điện của lò bị ướt là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rò điện ở lò vi sóng

Cách khắc phục: Với trường hợp này bạn nên liên hệ với tiệm sửa chữa để nhân viên có chuyên môn đến xử lý, bạn không nên tự ý mở vỏ lò để tự sửa chữa nếu không có kinh nghiệm.

6. Cho vật đựng bằng kim loại vào lò

Trong quá trình sử dụng, có thể một số người dùng sẽ không biết các vật dụng không được cho phép vào lò để hâm nóng như kim loại và vô tình làm cho lò vi sóng bị hỏng, nhiễm điện.

Nguyên nhân: Vật đựng thực phẩm làm bằng kim loại khi cho vào lò vi sóng có thể gây ra các tia lửa điện gây cháy nổ hoặc làm vỏ ngoài của lò bị nhiễm điện.

Không nên cho vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng Toshiba MWP-MM20P(BK) 20 lít nhằm tránh tình trạng lò bị nhiễm điện hoặc gây cháy nổ

Không nên cho vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng Toshiba MWP-MM20P(BK) 20 lít nhằm tránh tình trạng lò bị nhiễm điện hoặc gây cháy nổ

Cách khắc phục: Khi nấu ăn với lò vi sóng, bạn nên sử dụng các vật đựng dùng được trong lò vi sóng mà nhà sản xuất khuyến cáo trong giấy hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như giúp sử dụng lò vi sóng được bền lâu hơn.

7. Thường xuyên nấu ăn với công suất lớn

Đối với những gia đình bận rộn, không có thời gian nấu nướng thì việc dùng lò vi sóng để thực hiện các món cần nhiều thời gian và điện năng lớn để làm chín như nướng gà, quay vịt,... là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến cho lò hoạt động quá tải, gây ra tình trạng cháy nổ, rò điện.

Nguyên nhân: Nấu ăn với công suất lớn thời gian dài, điện áp cao, các bức xạ trong lò không được hấp thụ hết cũng sẽ phản xạ gây ra tia lửa cũng tạo hiện tượng nhiễm điện ở lò.

Dùng lò vi sóng nấu ăn với công suất lớn trong khoảng thời gian dài sẽ làm lò dễ bị nhiễm điện hơn

Dùng lò vi sóng nấu ăn với công suất lớn trong khoảng thời gian dài sẽ làm lò dễ bị nhiễm điện hơn

Cách khắc phục: Hạn chế nấu ăn trong thời gian dài để tăng độ bền sản phẩm và bảo vệ an toàn cho bạn hoặc tìm mua những sản phẩm có thể hoạt động với công suất lớn như lò nướngnồi chiên không dầu,...

Viết bình luận: