23/05/2023

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỰC PHẨM ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

Biết rõ về cách bảo quản thực phẩm là một cách tiêu dùng thông minh của người nội trợ và đặc biệt là người đầu bếp. Đối với riêng từng loại thực phẩm như thịt, cá, các loại rau, củ, quả hoặc đồ uống lại có những phương pháp bảo quản khác nhau để bảo đảm được độ tươi ngon và cả sự an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là những mẹo vặt hay trong nấu ăn mà bạn có thể áp dụng ngay!

Hầu hết tất cả chúng ta đều sử dụng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm. Nhưng bảo quản như thế nào cho đúng?

Một tủ lạnh thông dụng sẽ có ngăn mát và ngăn đông. Ngăn mát thường có 3 – 4 ngăn và một hộc ở dưới cùng. Ngăn đá có 2 ngăn. Dựa vào thiết kế này, bạn phân chia chỗ để sắp xếp thực phẩm theo gợi ý dưới đây.

Phương pháp bảo quản lạnh

+ Đối với các loại gia vị khô, các lọ xốt, trứng có trọng lượng nhẹ, không cần phải lạnh nhiều, bạn đặt vào các ngăn nhỏ ở cánh cửa tủ lạnh.

+ Đối với những loại rau, củ, quả còn tươi chưa qua chế biến, bạn xếp gọn gàng vào hộc dưới cùng của tủ. Tuy nhiên, đối với những loại trái cây đã chín (đăc biệt là chuối, đu đủ) thì bạn không cho vào tủ chung với các thực phẩm khác vì sẽ dễ làm chúng nhanh chín, nhanh úa màu hơn.

+ Ngăn trên hộc tủ bạn nên đặt các loại thức uống như nước ngọt, bia hay rượu có trọng lượng nặng. Khi tủ lạnh có các loại nước uống đặc biệt là sâm – panh, bạn điều chỉnh tủ lạnh ở mức 4 – 5 độ C là hợp lý nhất, không làm biến đổi các hợp chất trong rượu, hạn chế gây ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

+ Hai ngăn trên cùng còn lại bạn dùng để đựng các thực phẩm đã qua chế biến nhưng chưa sử dụng hết. Lưu ý, đối với các thực phẩm này, bạn nên đựng vào hộp riêng từng món hoặc dùng mang bọc thực phẩm bọc lại để tránh mất mùi của món ăn và cũng tránh gây mùi khó chịu cho tủ lạnh.

bảo quản trái cây trong hóc tủ lạnh

Một số lưu ý khi bảo quản rau củ

Trong bảo quản lương thực thực phẩm, ngoài thịt cá thì rau, củ, quả là những thực phẩm mà chúng ta sẽ sử dụng nhiều nhất. Khi mua chúng về, bạn tuân thủ một vài nguyên tắc sau sẽ giúp tươi lâu hơn:

+ Không rửa rau củ sạch sẽ trước khi cho vào tủ;

+ Không cắt gọt (đặc biệt là phần lá, gốc, rễ);

+ Phân loại từng loại vào các túi zip hoặc hộp là tốt nhất;

+ Nếu đựng chung hộp, bạn nên đặt các loại rau, củ có màu giống nhau vào cùng. Nhiệt độ thích hợp nhất với nhóm thực phẩm này là 1–4 độ C.

Bảo quản thịt, cá

Đối với thịt, cá tươi sống thì chúng ta nên áp dụng cách bảo quản thịt bằng phương pháp làm lạnh và lạnh đông.

+ Thịt sẽ chế biến ngay trong buổi, sau khi mua về khoảng 2 – 3 tiếng thì bạn chỉ cần bảo quản trong ngăn mát là được.

+ Đối với thịt chưa dùng đến, để qua đêm hoặc nhiều ngày, bạn bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và bọc thịt, cá trong bịch cẩn thận. Hạn chế bọc bằng giấy vì khi rã đông, giấy cũng sẽ rã nát theo, rất khó để rửa sạch.

Đặt hãi sản tưới sống vào túi zip

Một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Có một số thực phẩm mà bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh như:

+ Chuối: vì sẽ làm chuối xanh khó chín, chuối vàng thì sẽ ảnh hưởng đến độ chín của các thực phẩm khác được bảo quản chung trong tủ lạnh

+ Khoai tây: Nhiệt độ lạnh dễ làm khoai tây lên mầm nhanh, rất nguy hiểm cho sức khỏe

+ Hạt cà phê: vì sẽ làm giảm hương của hạt. Tuy nhiên nếu bạn cho hạt cà phê vào với mục đích khử mùi cho tủ lạnh thì lại rất hiệu quả.

+ Các loại trái cây quá nặng mùi như mít hay sầu riêng…

Cách bảo quản thức ăn hiệu quả mà chắc chắn mà bạn sẽ cần dùng đến trong gia đình. Tủ lạnh chính là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho chúng ta trong việc bảo quản thực phẩm, vậy chúng ta nên hiểu rõ các quy tắc để bảo quản được tốt nhất bạn nhé!

 

 

 

Viết bình luận: