30/05/2023

So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh: Nên mua loại nào?

Bạn có nhu cầu mua máy ép trái cây để chế biến món nước ép bổ dưỡng. Tuy nhiên, trên thị trường có hai loại máy ép là máy ép chậm và máy ép nhanh làm bạn phân vân trong việc lựa chọn. Hãy cùng MAMSELL QUỐC TẾ so sánh máy ép chậm và máy ép nhanh xem nên mua loại nào nhé!

 

1. Máy ép chậm

Máy ép chậm là loại máy ép rau củ quả với tốc độ chậm rãi để hạn chế nhiệt tỏa ra khi máy vận hành, giúp nước ép không bị tách nước và giữ nguyên hương vị cũng như chất dinh dưỡng. Thiết bị sử dụng lực ép của trục vít và động cơ giảm tốc, vận tốc chỉ khoảng 45 - 85 vòng quay/phút

 

 

Cấu tạo

Máy ép chậm sử dụng mô tơ tốc độ cao với các lưỡi dao sắc bén. Đặc biệt, máy được trang bị bộ phận trục vít và động cơ giảm tốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của máy ép. 

Máy còn đi kèm một số linh kiện khác như: Lưới lọc, bộ phận tách bã, khay hứng nước ép và xả bã, vỏ máy,... 

 

Nguyên lý hoạt động

Khi bạn cho hoa quả vào máy, trục vít dạng xoắn ốc sẽ quay và từ từ đưa rau củ vào lưới lọc mà không tạo ra lực ma sát hay lực ly tâm. Tiếp theo, bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.

Nhờ đó mà người sử dụng có thể lấy được tối đa lượng nước và chất dinh dưỡng có sẵn có trong hoa quả và rau củ, giúp nước ép đậm đặc hơn, màu sắc tươi hơn và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn. 

 

Ưu điểm:

Máy ép chậm sở hữu cho mình một số ưu điểm nổi bật như sau:

  • Cho lượng nước ép nhiều hơn và giữ lại vitamin trong thực phẩm: Máy ép chậm cho ra lượng nước ép nhiều hơn 1/3 và giữ lại lượng vitamin cao gấp 3 - 5 lần so với máy ép thường.
  • Ép được nhiều loại rau củ quả: Máy ép chậm không chỉ ép các loại rau củ quả trái cây thông thường mà còn có thể ép được các loại đậu, củ gừng, các loại rau,... 
  • Ép được trái cây đông lạnh: Giúp bạn chế biến đa dạng thức uống như món kem tuyết trái cây thơm ngon, bổ dưỡng.
  • Vệ sinh dễ dàng: Vì các bộ phận có thể tháo rời và máy có chức năng tự làm sạch xơ nên tiện lợi cho người dùng vệ sinh và lau chùi sau mỗi lần sử dụng.
  • Vận hành êm ái: Tiếng máy hoạt động nhỏ tương đương với tiếng thì thầm, không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
  • Hoạt động liên tục, bền bỉ: Vì máy có số vòng quay và nhiệt lượng thấp nên bạn có thể sử dụng liên tục lên đến 25 phút.
  • Sử dụng đơn giản, an toàn, hữu ích: Bạn chỉ cần cho nguyên liệu vào đường ống là có thể ép trái cây dễ dàng. Đồng thời, máy còn đi kèm chế độ an toàn như tự ngắt nhiệt khi quá tải, chân đế chống trượt, chốt khóa lắp đặt máy an toàn.

 

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm thì máy ép chậm còn có một số nhược điểm như:

  • Giá thành khá cao: Mức giá dao động khoảng 1 - 5 triệu đồng. Thậm chí, với những máy dòng cao cấp còn có giá lên đến 25 triệu đồng.
  • Thời gian ép chậm: Nếu sử dụng cho các quán nước đông khách sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu của khách. Vì vậy, máy phù hợp với gia đình và quán có lượng khách rải rác hoặc có từ 2 máy ép trở lên.

 

2. Máy ép nhanh

Máy ép nhanh là loại máy ép hoa quả thông thường, được nhiều gia đình sử dụng. Loại máy này có thiết kế lưỡi xay dạng tròn được chia thành nhiều lưỡi dao và dùng lực ly tâm để vận hành.

 

Cấu tạo

Thiết bị được cấu tạo gồm có các bộ phận như: Mô tơ tốc độ caomâm xay với nhiều loại lưỡi dao bằng thép không gỉ và lưới vắt để ép nước từ thực phẩm. Đồng thời, còn có phụ kiện khác như: Ống tiếp trái cây, khay hứng nước ép hoặc bã ép,...

 

 

Nguyên lý hoạt động

Máy ép nhanh hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng mâm xay dạng tròn có nhiều lưỡi dao và lưới lọc để ép nước từ thực phẩm. 

Khi bạn cho hoa quả, rau củ vào ống tiếp nguyên liệu thì máy sẽ xoay với tốc độ cực lớn khoảng 2.400 vòng/phút. Với tốc độ này hoa quả sẽ được cắt nhỏ dần và tách nước ra khỏi phần bã nhờ lực ép ly tâm.

 

Máy ép trái cây Panasonic MJ-68MWRA

 

Ưu điểm

Một vài ưu điểm của máy ép nhanh:

  • Giá thành đa dạng: Dao động khoảng 800.000 - 4 triệu đồng, thích hợp với đa dạng phân khúc người dùng.
  • Thời gian ép nhanh: Máy hoạt động với tốc độ cực nhanh, tiết kiệm thời gian chế biến thích hợp với các quán cà phê, nước ép giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của  khách trong giờ cao điểm.
  • Ống tiếp nguyên liệu lớn: Với các loại trái cây hay rau củ có kích thước lớn bạn không cần mất thời gian để cắt nhỏ trước khi ép.

 

Máy ép trái cây Hommy GS-329

 

Nhược điểm

Máy ép nhanh có những nhược điểm như sau:

  • Tiếng ồn lớn: Khi vận hành máy phát ra tiếng ồn khá lớn có thể gây ảnh hưởng đến người khác.
  • Không giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng trong thực phẩm: Vì thiết bị hoạt động với tốc độ nhanh, tạo ra ma sát làm cho thực phẩm nóng lên và bị tách nước. Phần nước ép của máy cũng nhanh chóng bị phân tầng.
  • Cốt ép không kiệt hết: Máy có tốc độ ép cao nên không ép hết hoàn toàn cốt ép. Đồng thời, máy không ép được các loại trái cây mềm như chuối, dâu tây, thanh long,...
  • Khó khăn vệ sinh: Kiểu dáng máy lớn và nhiều bộ phận nên người dùng mất khá nhiều thời gian để vệ sinh.

 

3. So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh

Để có sự chọn lựa phù hợp giữa máy ép chậm và máy ép nhanh, mời bạn tham khảo bảng so sánh chi tiết dưới đây:

 

Tiêu chí Máy ép chậm Máy ép nhanh
Cấu tạo cơ bản
  • Động cơ giảm tốc.
  • Trục vít đặc biệt.
  • Lưới lọc.
  • Bộ phận tách bã.
  • Khay hứng nước ép và xả bã.
  • Mô tơ tốc độ cao.
  • Mâm xay với nhiều loại lưỡi dao và lưới vắt.
  • Nắp máy có ống tiếp nhiên liệu, xay hứng nước ép và xả bã.
Tốc độ ép Ép chậm, khoảng 45 - 85 vòng/phút. Ép nhanh, khoảng 2.400 vòng/phút
Chất dinh dưỡng Giữ được gấp 3 - 5 lần chất dinh dưỡng so với máy ép thường, bảo toàn toàn bộ enzym trong trái cây. Chỉ ép ra nước, nhiều chất dinh dưỡng bị giữ lại ở bã.
Loại trái cây ép được Ép được hầu hết các loại rau củ quả, kể cả những loại rau mềm như rau má, rau cải, đậu nành đã ngâm mềm,... Chỉ ép được các loại trái cây thông thường, còn các loại rau, trái cây mềm như chuối, thanh long,... không ép được.
Lượng nước ép được Gấp hai lần máy ép thường. Bằng một phần hai máy ép chậm.
Ép trái cây đông lạnh để làm kem Có. Không.
Lượng bã sau khi ép Lượng bã ít hơn do bã ít nước. Lượng bã nhiều hơn do bã có chứa nước.
Nhiệt lượng tỏa ra Ít hơn. Nhiều hơn.
Tốc độ vòng quay trên một phút Khoảng 45 - 85 vòng quay/phút Khoảng 2.400 vòng/phút
Độ ồn của máy Tiếng ồn nhỏ (độ ồn 40 - 50 dB) Tiếng ồn lớn (độ ồn 85 - 90 dB)
Vệ sinh máy Đơn giản, nhanh chóng. Mất nhiều thời gian.
Giá thành Khoảng 1 - 5 triệu đồng. Khoảng 600.000 - 4 triệu đồng.

 

4. Nên mua máy ép chậm hay máy ép nhanh?

Để lựa chọn máy ép chậm hay máy ép nhanh phù hợp thì bạn hãy dựa vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện tài chính

 

Nên mua máy ép chậm khi: 

  • Dư giả về tài chính kinh tế.
  • Yêu cầu cao về chất lượng nước ép phải giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
  • Yêu cầu vệ sinh, lau chùi máy dễ dàng.
  • Bạn muốn ép những loại trái cây đông lạnh để làm kem.
  • Bạn muốn máy không tạo ra tiếng lớn khi hoạt động để không ảnh hưởng đến người xung quanh.
  • Bạn mở quán cà phê, giải khát phục vụ đến đối tượng khách có điều kiện.

 

Nên mua máy ép nhanh khi: 

 

  • Tài chính có hạn hơn.
  • Bạn muốn mở quán cà phê, nước ép nhưng hướng đến phục vụ bình dân.
  • Yêu cầu tốc độ ép nhanh chóng.
  • Có thời gian vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.
  • Không yêu cầu quá cao về chất lượng nước ép

 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn nên mua máy ép chậm hay máy ép nhanh. Nếu có thắc mắc về máy ép trái cây bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!

Viết bình luận: