Việc tận dụng nước thải sinh hoạt để làm nước dội bồn cầu có thể để lại 4 hệ lụy lớn.
Ảnh minh họa.
Thông thường, sau khi đi vệ sinh xong, nhiều người sẽ nhấn nút trên bồn cầu để xả nước. Tuy nhiên, ở một số gia đình, để tiết kiệm nước họ sẽ dồn nước thải sinh hoạt lại và dùng nó để xả bồn cầu. Mặc dù điều này nghe có vẻ sẽ tiết kiệm đáng kể tiền nước nhưng lại có 4 nhược điểm dưới đây:
1. Nghẹn cống
Đổ nước thải sinh hoạt xuống bồn cầu có thể gây tắc cống. Điều này là do nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn tạp chất và chất thải, có thể đọng lại trong đường ống, khiến nước chảy yếu hoặc thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn.
2. Lây lan vi khuẩn
Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn vi khuẩn và virus. Khi nước thải này xả xuống bồn cầu, vi khuẩn và virus có thể phát tán vào không khí, gây ô nhiễm và sau đó có thể lây sang những người ở gần đó.
3. Hư hỏng hệ thống nhà vệ sinh, thoát nước
Nước thải sinh hoạt có thể chứa một số hóa chất gây hại cho nhà vệ sinh và hệ thống thoát nước. Việc đổ lượng nước thải này vào nhà vệ sinh lâu ngày có thể gây hư hỏng bồn cầu và hệ thống thoát nước, làm tăng chi phí sửa chữa.
4. Lực yếu, hiệu quả kém
Tuy nước thải sinh hoạt cũng có thể cuốn trôi các chất bẩn trong bồn cầu nhưng lực của nó yếu hơn rất nhiều so với nước trong bồn cầu, điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả cuốn trôi đi cặn bẩn. Hơn nữa, mặt trong bồn cầu sẽ bị ố vàng, vết bẩn bám không thể chà sạch, theo thời gian bồn cầu trở nên cũ và bẩn hơn.
Vì vậy, cách tốt nhất là không sử dụng nước thải sinh hoạt để dội cầu, việc tiết kiệm một chút nước không đáng kể nhưng lại làm gia tăng nhiều vấn đề khác, mọi người cần chú ý điều này.