Với những thiết bị bếp như bếp gas, bếp điện, bếp điện từ thì việc lắp đặt thường được dành cho nhân viên của cửa hàng bạn mua sản phẩm, tuy nhiên đôi khi việc biết cách lắp đặt các thiết bị bếp cũng rất tiện dụng vì bạn có thể muốn thay đổi vị trí của những chiếc bếp này cho phù hợp hơn với không gian gia đình. Dưới đây là những tổng hợp của bếp Hữu Thắng giới thiệu ngắn gọn nhất về cách lắp đặt thiết bị bếp có thể sẽ hữu ích với bạn.
1, Cách thức khoét lỗ để bếp
Mặt bếp (mặt đá tự nhiên, mặt đá nhân tạo, mặt gỗ…) phải được khoét đúng theo kích thước mặt dưới của từng loại bếp.
Tuyệt đối không được khoét lỗ đặt bếp lớn hơn quá 1cm theo mỗi chiều của đáy bếp, việc khoét lỗ rộng hơn kích thước yêu cầu của bếp sẽ dẫn tới việc mặt kính hoặc mặt Inox của bếp trở thành điểm chịu lực nén. Bếp có thể vỡ mặt kính hoặc biến dạng mặt inox.
2, Cách kết nối nguồn điện với bếp từ, bếp điện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn
Nguồn điện cung cấp phải có 03 dây (dây lửa, dây trung tính, dây tiếp đất), nguồn điện phải đảm bảo đủ từ 190-230V, dây điện cung cấp nguồn điện phải có khả năng chịu tải phù hợp tải của bếp. Việc kết nối điện phải là đảm bảo bằng các cầu nối điện hoặc phích cắm và ổ cắm để tránh hiện tượng chập chờn nguồn điện cung cấp.
3, Cách kết nối nguồn gas với bếp gas phải đảm bảo
Nguồn cung cấp gas không quá xa với thiết bị bếp gas (dây dẫn gas không dài quá 1,5m), kết nối dây dẫn gas với bếp gas phải đảm bảo an toàn, chắc chắn, không hở gas. Bình gas phải có van an toàn hoặc van an toàn trên đường ống (đối với gas cung cấp theo hệ thống).
4, Cách lắp đặt bếp khi cho vào tủ bếp
- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ mặt bếp tới kệ tủ bếp hoặc hút mùi là 650mm. Khoảng cách mép trong và mép ngoài mặt đá tới viền bếp là 150mm
- Đảm bảo khoảng không gian hở giữa đáy bếp và vách ngăn bên dưới là 15mm
- Sau khi đặt bếp vào vị trí lỗ khoét, nhất thiết phải bắt đai giữ bếp với mặt bàn đá để chống xê dịch thiết bị bếp
Trên bề mặt bếp và khay bếp: Bạn nên dùng khăn ẩm mềm hoặc miếng bọt biển để vệ sinh mặt bếp để tránh tình trạng làm xước mặt bếp hoặc làm mất mặt sơn của bếp.
Để đảm bảo bếp luôn sạch bóng bạn nên dùng nước bọt của cơm khi đang nấu sôi, hoàng loãng rùi thoa một lớp mỏng lên mặt bếp. Để một lúc, khi nước cơm khô lại sẽ thấm cả dầu mỡ bám bẩn. Sau đó bạn lau sạch lớp nước cơm khô.Với khay bếp bạn rửa sạch bằng dung dịch chuyên dụng hoặc nước rửa bát.
- Với những vết bẩn từ thức ăn trào ra ngoài có thể gây hiện tượng chập và cháy các vi mạch của bếp từ. Nếu thấy thức ăn trào ra ngoài bạn phải tắt bếp ngay để giảm sự cố sảy ra,rồi lau sạch bằng khăn khô. Mỗi khi nấu ăn xong bạn nên vệ sinh lau chùi để bếp điện từ tránh hiện tượng chập khi bị bám nhiều vết bẩn.
- Với đầu dây cắm : Bộ phận này dễ bị bẩn do thức ăn, dầu mỡ văng ra trong quá trình nấu ăn. Do đó, bạn nên vệ sinh hằng ngày sau khi dùng để ổ cắm không bị nhiễm điện hoặc chập cháy.Không nên về sinh khi vừa nấu xong,bạn phải chờ khi ăn cơm và rửa bát xong thì lau là thời điểm thích hợp nhất vì khi đó bếp từ ở trạng thái nguội và bạn nên tháo ổ cắm bếp điện từ mỗi khi nấu xong để tránh xảy ra những sự cố không mong muốn. Lấy một chiếc bàn chải nhỏ hoặc bàn chải đánh răng chà nhẹ lên dây cắm để làm sạch vết bẩn dầu mỡ bám trên dây.
Ngoài ra bạn có thể dùng những dụng cụ chuyên vệ sinh bếp điện từ như: Nước tẩy rửa đa năng, dung dịch lau bếp, bình xịt dầu mỡ , giấy ướt lau bếp đa năng, bàn chải vệ sinh bếp, khăn lau bếp,..,những dụng cụ vệ sinh bếp khác nếu bạn quan tâm.
Chú ý: Đối với các loại bếp điện từ cao cấp khi sử dụng bếp xong để nguội bếp hẳn, dùng rẻ mềm lau chùi cho sach mặt kính, sau đó lấy 1 ít nước cốt chanh nhỏ vào lau sạch sau đó lấy nước rửa kính rửa lại một lần nữa là mặt kính bếp của bạn luôn sáng đẹp và giữ màu.