30/05/2023

Tổng hợp các món ăn nấu bằng nồi áp suất điện ngon, dễ làm, tiết kiệm thời gian

Nồi áp suất điện có thể nấu đa dạng những món ăn ngon, bổ dưỡng, mà lại vô cùng tiết kiệm thời gian. Trong bài viết này, MAMSELL sẽ mách cho bạn các món ăn nấu bằng nồi áp suất điện tử đa năng siêu ngon, siêu dễ làm. Cùng tham khảo ngay nhé!

 

 

1. Món Thịt Nhồi Khổ Qua

Món thịt nhồi khổ qua là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt, hạ đường huyết… Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng khi nấu cùng thịt sẽ át đi vị đắng tạo thành món ăn hấp dẫn, dễ ăn, ai cũng có thể thưởng thức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Khổ qua (mướp đắng)

  • Thịt băm

  • Giò sống

  • Mộc nhĩ (nấm tai mèo), nấm hương

  • Hành tươi, hành khô

  • Gia vị (đường, muối, hạt tiêu)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

 

6 Chiêu Đánh Bay Vị Đắng Của Khổ Qua | Cooky.vn

 

Rửa sạch mướp đắng, cắt đôi, lấy thìa nạo sạch phần ruột bên trong. Ngâm với nước 10 - 15 phút bằng nước lạnh để giảm độ đắng, rồi vớt ra để ráo.

Đối với nấm hương và mộc nhĩ cho ngâm với nước nóng, đến khi nở ra thì rửa sạch và đem đi thái nhỏ. Bóc vỏ hành khô, đập dập để trộn với thịt băm. Còn hành lá thì cắt nhỏ để rắc lên bát khi đã xong món ăn.

 

Bước 2: Ướp gia vị và nhồi thịt

Chuẩn bị một bát tô lớn cho thịt, giò sống đổ vào để ướp gia vị. Nêm nếm gia vị (muối, dầu ăn, hạt tiêu, hành khô) sao cho vừa khẩu vị rồi trộn đều để thịt ngấm gia vị.

Sau đó, dùng thìa xúc một lượng nhân vừa đủ cho từ từ vào ruột mướp đắng, ấn nhẹ nhàng cho nhân chặt.

 

Bước 3: Nấu thịt khổ qua

Đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi áp suất, để mở vung, khi nào nước sủi thì cho mướp đắng nhồi thịt vào, thêm một chút gia vị vào nồi nước. Đóng nắp nồi lại, hầm trong khoảng 10 phút thì vớt ra, hoặc nếu thích ăn nhừ thì hầm thêm.

 

Bước 4: Thưởng thức

Múc canh khổ qua vào bát, rắc hành tươi lên và thưởng thức thôi.

 

 

2. Thịt Bò Hầm Khoai Tây

Thịt bò mềm nhừ, cà rốt và khoai tây chín bở hòa quyện với vị của nước thịt béo ngậy, tất cả tạo nên một món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thịt bò

  • Khoai tây

  • Cà rốt

  • Hành lá

  • Rau mùi

  • Muối, hạt tiêu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch thịt bò, sau đó thái miếng nhỏ, dày để khi hầm không bị nát mà lại vừa ăn. Khoai tây và cà rốt bạn đem bỏ vỏ, rửa sạch, sau đó đem đi thái. Hành lá, rau mùi nhặt và rửa sạch, thái cắt khúc để rắc lên trên bát thịt bò khi chế biến xong.

 

Cách nấu thịt bò hầm khoai tây ngon cho bữa cơm gia đình - Vietgle.vn

 

Bước 2: Nấu thịt bò hầm với khoai tây

Ướp gia vị hạt tiêu, muối với thịt bò sao cho vừa khẩu vị. Để khoảng 20 phút cho thịt bò ngấm gia vị rồi đem đi xào qua 1 lượt. Đổ thịt bò mới xào vào nồi áp suất với chút nước lọc, sau đó hầm trong khoảng 12 phút.

Sau 12 phút, bạn xả van nồi áp suất nhanh để có thể mở nồi. Tiến hành cho khoai tây, cà rốt vào, hầm tiếp trong khoảng 3 phút rồi ngắt điện để nồi tự thoát hơi ra.

 

Bước 3: Thưởng thức món ăn

Múc thịt bò ra bát để thưởng thức, sau đó rắc hành lá, rau mùi và thêm một chút hạt tiêu để tạo mùi thơm cho món ăn.

 

 

3. Chân Giò Hầm Hạt Sen Bằng Nồi Áp Suất Điện

Món chân giò hầm hạt sen bằng nồi áp suất điện vừa mềm vừa thơm ngon, nước xương ngọt, đậm đà, thịt mềm không bị nát.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 chân giò nguyên xương (nên chọn chân trước ăn sẽ ngon hơn)

  • Hạt sen

  • Cà rốt

  • Hành tây

  • Nấm hương

  • Gia vị thường dùng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

 

Cách nấu chân giò hầm hạt sen giàu dinh dưỡng | Tinh hoa quê nhà

 

Chân giò mua về cạo sạch lông, bóc móng, rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó ướp chân giò với hạt tiêu, bột nêm, 1 thìa nước mắm rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2h cho ngấm gia vị.

Hạt sen, nấm hương ngâm cho nở. Hành tây thì bỏ cuống, rửa sạch, để ráo và cắt hình múi cau. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc.

 

Bước 2: Hầm chân giò với hạt sen

Ninh nhừ hạt sen trước và để riêng ra.

 

Sau khi ướp chân giò xong, đem chân giò vào nồi rồi đổ khoảng 2/3 nồi nước để nấu. Cắm điện, set thời gian khoảng 15 phút. Sau đó, xả nhanh hơi nước để mở nồi rồi cho hạt sen, cà rốt, hành tây vào và chờ thêm 5 phút nữa là hoàn thành rồi.

 

 

4. Thịt Kho Tàu

Thịt kho tàu là món ăn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình Việt. Nấu món này bằng nồi áp suất sẽ cho ra miếng thịt mềm ngon, đậm đà, béo ngậy kết hợp với trứng vịt bùi bùi vô cùng đưa cơm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt ba chỉ

Nước dừa tươi

Trứng vịt hoặc trứng cút

Tỏi băm, hành tím, ớt

Nước mắm, gia vị thông dụng (muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu)

Cách làm món thịt kho tàu bằng nồi áp suất điện:

 

Hướng dẫn cách nấu món thịt kho tàu thơm ngon, béo ngậy chuẩn vị - Ẩm thực  Việt

 

Thịt rửa sạch, thái lát to, dày. Trứng luộc chín, bóc vỏ. Ướp thịt với đường trong 20 phút. Sau đó bạn ướp thêm hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm, tỏi băm, hành tím trộn đều lên và ướp thêm 20 phút nữa để ngấm gia vị.

 

Sau đó cho thịt vào chảo chiên sơ các mặt. Tiếp đến cho thịt, trứng vào nồi áp suất, thêm nước dừa và một ít nước lọc vào, chỉnh thời gian trong 20 phút là được.

 

Cách nấu thịt kho tàu thế nào là chuẩn?

 

5. Vịt Om Sấu

Vịt om sấu là món ăn ngon khó cưỡng trong ngày hè oi bức. Thịt vịt mềm, béo thơm, kết hợp cùng sấu có vị chua nhẹ, thanh thanh đem đến mùi vị hấp dẫn không thể nào quên.

Nguyên liệu cần bị:

  • Thịt vịt được làm sạch

  • Sấu xanh

  • Sả, gừng, tỏi, hành lá

  • Rau ngổ

  • Mùi tàu

  • Dầu ăn

  • Nước mắm

  • Gia vị thông dụng

Cách làm vịt om sấu bằng nồi áp suất điện:

 

Cách làm vịt om sấu nước cốt dừa thơm ngon đúng điệu - META.vn

 

Vịt làm sạch, chặt thành khúc vừa ăn. Sả cắt gốc, rửa sạch, phần đầu sả cắt lát mỏng, phần đuôi sả đem đập dập. Gừng gọt vỏ, đem rửa sơ rồi thái nhỏ. Sấu rửa sạch, để ráo nước.

Bạn đem tỏi bóc vỏ và băm nhỏ, hành lá và mùi tàu thì cắt gốc, rửa sạch rồi cũng cắt nhỏ.

Ướp thịt vịt với gia vị muối, gừng, sả cắt lát, đường, 1 muỗng dầu ăn trong khoảng 30 phút. Sau khi ướp xong, cho một ít dầu ăn vào nồi, chọn chế độ áp chảo nhiệt cao và xào thịt cho săn lại.

Tiếp đến cho phần xả đập dập, sấu vào xào thêm khoảng 3 phút nữa thì cho nửa lít nước dừa vào nồi rồi đậy nắp lại, chọn chế độ nấu áp suất cao với thời gian 15 phút.

 

Hết 15 phút thì xả hơi nhanh, mở nồi, cho hành lá, mùi tàu vào đều đảo tay thêm 2 phút nữa. Cuối cùng rút điện bếp, múc thức ăn vừa hoàn thành ra bát tô lớn.

 

 

6. Nấu Cháo Gà

Món cháo được nấu bằng nồi áp suất cho hạt gạo được chín mềm, có độ lỏng vừa phải kết hợp với thịt gà mềm, chắc thịt làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món cháo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gà 1 con

  • Gạo 700g

  • Sả, gừng, hành lá

  • Gia vị thông dụng

Cách nấu cháo gà bằng nồi áp suất điện:

 

Hướng dẫn 2 cách nấu cháo gà thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng – Thực phẩm sạch 3F

 

Vo gạo sạch, sau đó ngâm khoảng 1 tiếng để hạt gạo được mềm, khi nấu nhanh nở và thấm giá vị hơn. Thịt gà rửa sạch, đem cắt khúc, lọc da, chỉ giữ lại lớp da ở phần cánh gà.

Tiếp theo, cho khoảng nửa lít nước vào nồi áp suất, cho gạo vào, để chế độ "Sauté" ở mức độ "More" để làm nóng nước trong nồi trước. Khi bọt trắng nổi lên thì vớt ra. Bật chế độ này khi nấu cháo thì không cần phải đậy nắp.

Khi cháo bắt đầu sôi, hạt cháo nở bung ra thì cho thịt gà vào, đập dập xả và cho gừng vào cùng. Cho một ít muối, hạt nêm, đường nêm nếm sao cho vừa ăn rồi khuấy nhẹ lên.

 

Sau đó, bạn bấm nút "Cancel" rồi đậy nắp nồi lại, khóa van và bật sang chế độ "Porridge" ở mức độ "Normal" và hẹn giờ trong khoảng 8 - 10 phút là hoàn thành. Bạn có thể rắc thêm một ít hạt tiêu, hành lá vào bát cháo để thưởng thức nhé.

 

 

7. Nấu Xôi Gấc

Xôi gấc là món ăn ngon quen thuộc trong dịp Tết cổ truyền, tượng trưng cho sự may mắn trong một năm mới. Nấu xôi gấc bằng nồi áp suất điện xôi sẽ dẻo, thơm ngon hơn nhờ nhiều hơi và kín.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo nếp

  • Gấc chín

  • Rượu trắng

  • Muối

  • Dầu ăn

  • Dừa xiêm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

 

 

Ngâm gạo nếp (nên chọn loại nếp cái hoa vàng) qua đêm trong khoảng 6 – 8 tiếng để khi nấu cho hạt gạo dẻo nhất. Sau khi ngâm xong, đem vo sạch, nhặt bỏ hạt sạn đi rồi để ráo nước.

Bổ đôi quả gấc chín ra, dùng muôi lấy hết phần ruột ra và để vào 1 bát riêng, cho rượu trắng vào phần thịt gấc rồi bóp để giúp gấc được đỏ hơn.

Tiếp đến, trộn gấc chung với gạo, thêm một chút muối trắng. Để khoảng 10 phút rồi đem đi nấu.

Đối với dừa xiêm, chúng ta dùng dao bổ ra lấy nước và phần cùi để riêng. Phần cùi chúng ta sẽ nạo thành sợi dùng để ăn kèm với xôi sau khi xôi đã chín.

Phần nước dừa chúng ta sẽ cho lên đun để nấu nước cốt dừa, sau này dưới lên phần sôi đang nấu.

 

Bước 2: Nấu xôi gấc bằng nồi áp suất

Cho khay hấp vào trên nồi có lót lá chuối, dưới đáy nồi đổ 1 lượng nước lọc, tùy vào gạo mà chúng ta cho nhiều hay cho ít.

Đổ gạo đã trộn với gấc vào khay, đậy vung lại rồi bắt đầu hấp. Khi hấp được 15 phút thì chúng ta đổ nước cốt dừa và 1 chút dầu ăn lên trên, rồi hấp tiếp 10 phút nữa.

Khi xôi chín, bạn có thể trộn đường vào để thưởng thức.

 

Cách làm xôi gấc đậu xanh - VnExpress

 

Trên đây là bài tổng hợp các món ăn nấu bằng nồi áp suất điện tử đa năng ngon, dễ làm, tiết kiệm thời gian. Hi vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn biết cách thực hiện nấu những món ăn ngon cho gia đình mình nhé.

Viết bình luận: